Cẩm nang xây dựng
Nên hay không nên xây dựng tầng hầm trong nhà phố
Xây dựng tầng hầm đang trở thành một xu thế được rất nhiều gia đình quan tâm, nhất là những ngôi nhà ở phố cần thêm không gian an toàn để xe, đựng đồ hay đơn giản chỉ là gia tăng không gian sống.
Tuy nhiên, nhiều người phân vân không biết diện tích mặt bằng của nhà mình có phù hợp để xây hầm hoặc lo ngại chi phí xây hầm quá đắt đỏ. Vậy có nên xây dựng tầng hầm hay không, cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé!
Những lợi ích khi xây dựng tầng hầm cho nhà ở
Tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà
Những ngôi nhà tầng hầm và tầng bán hầm thì cần cao hơn vỉa hè là 1 mét. Vì thế xây dựng thêm tầng hầm sẽ giúp mặt bằng ngôi nhà được nâng lên cao hơn, từ đó tạo thế cao ráo, thông thoáng, hạn chế tối đa khả năng ngập nước vào những ngày mưa lớn, chống ẩm cho tầng trệt hiệu quả.
Khi có tầng hầm, ngôi nhà của bạn sẽ trở nên thông thoáng hơn, gia tăng tính thẩm mỹ và sự bề thế nhất là với nhà biệt thự hoặc nhà phố có mặt tiền đẹp.
Mở rộng thêm không gian sử dụng
Rất nhiều nhà ở hiện nay không có không gian riêng để xe, dẫn đến việc phải để xe ở tầng trệt rất tốn diện tích, làm chật hẹp không gian sử dụng. Vì vậy, xây dựng tầng hầm làm không gian chứa xe là một giải pháp hoàn hảo. Xây dựng tầng hầm để xe bạn sẽ không phải chi ra một khoản tiền lớn để trả phí gửi xe hàng tháng, cũng như hoàn toàn an tâm xe của bạn được bảo vệ an toàn, không phải lo lắng mưa nắng làm giảm độ bền của xe.
Trong trường hợp mặt bằng nhà bạn khá rộng, đã có một nhà để xe riêng, thì bạn sử dụng không gian tầng hầm vào các mục đích khác như làm nơi lưu trữ đồ đạc, máy móc hoặc phục vụ nhu cầu thư giãn, giải trí bằng việc thiết kế tầng hầm thành phòng chơi nhạc, phòng karaoke hoặc khu chứa rượu.
Chi phí xây dựng thấp hơn so với lên thêm tầng
Nhiều người khá đắn đo về chi phí xây dựng tầng hầm, vì nó thường cao hơn chi phí dự trù xây nhà không hầm từ 115% đến 140%.
Tuy nhiên, trên thực tế, chi phí xây hầm lại thấp hơn chi phí xây dựng tầng mới khá nhiều. Nếu gia chủ tính toán và cân nhắc cẩn trọng, lựa chọn mẫu hầm xây dựng phù hợp và nhất là khi bạn lên ý tưởng xây dựng tầng hầm ngay từ khi thi công dự án nhà ở thì thì chi phí xây dựng chắc chắn sẽ giảm được một khoản đáng kế.
Những mẫu thiết kế xây dựng tầng hầm được ưa chuộng nhất hiện nay?
Xây dựng tầng hầm chìm
Đây là phương pháp xây hầm khá phổ biến hiện nay, hầm sẽ được đặt chìm hẳn ở phía dưới ngôi nhà.
Mẫu thiết kế nhà với tầng hầm chìm đòi hỏi phải thi công đồng thời với nhà ở, nó có ưu điểm giúp ngôi nhà nhìn cao ráo hơn, phù hợp với các công trình có diện tích mặt bằng nhỏ.
Xây dựng tầng hầm nổi
Hầm nổi thực chất chính là việc xây dựng thêm một không gian riêng biệt cạnh tầng trệt hoặc lối vào gian chính.
Thiết kế tầng hầm này đặc biệt phù hợp với mẫu nhà biệt thự có mặt bằng rộng. Phương án thi công tầng hầm nổi cũng được đánh giá là đơn giản, nhanh chóng và hạn chế rủi ro hơn tầng hầm chìm rất nhiều.
Xây dựng tầng bán hầm
Tầng bán hầm là mẫu tầng hầm không chìm hẳn xuống mà vẫn có một phần nằm trên mặt đất.
Thiết kế tầng bán hầm giúp không gian hầm luôn được đón nhận một lượng ánh sáng vừa đủ, không khí lưu thông tốt nên hầm được thông thoáng hơn, không ngột ngạt như tầng hầm chìm.
Xây dựng tầng hầm cần tuân thủ những tắc nào?
Lựa chọn địa thế xây dựng hợp lý
Những khu đất cao ráo, vững chắc thường được đánh giá rất cao, hoàn toàn thích hợp để xây dựng các mẫu nhà có tầng hầm khác nhau. Tuy nhiên ở những vị trí đất yếu, lượng mưa quanh năm lớn, thường xuyên có tình trạng ngập lụt thì bạn nên ưu tiên xây dựng tầng bán hầm hoặc hầm nổi hơn.
Tầng hầm xây dựng phải đảm bảo hài hoà với tổng thể kiến trúc, tạo được thế cân đối, vững chắc cho ngôi nhà.
Đảm bảo các chi tiết kỹ thuật
Khi xây dựng hầm cần tính toán quy mô diện tích đối xứng, cân bằng với ngôi nhà để đảm bảo tính thẩm mỹ, cũng như phát huy được công năng của hầm. Hầm phải có chiều cao đúng tiêu chuẩn, với tầng bán hầm chiều cao tối thiểu phải là 2,2m. Hầm quá thấp sẽ khiến không gian chật hẹp, tù túng, ngược lại tầng quá cao sẽ gây lãng phí chi xây dựng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mất an toàn, gây ảnh hưởng đến thiết kế nhà ở.
Nền và vách hầm phải được đổ bằng bê tông cốt thép chắc chắn, độ bền cao, được chống thấm kỹ càng. Chiều sâu hầm không được quá 5 tầng, với hầm chìm nên sâu từ 1,5m trở lên, còn hầm nổi sâu từ 1,5m trở lại. Ngoài ra, cần lưu ý đến thiết kế cột, đà trong tầng hầm sao cho hợp lý, không nên xây dựng quá nhiều đà vì khi đó chiều cao hầm sẽ bị giảm xuống đáng kể từ 20 đến 30cm.
Xây dựng số tầng hầm phù hợp
Theo các chuyên gia xây dựng, với nhà ở chỉ cần xây dựng 1 tầng hầm là đủ. Với những công trình lớn hơn như nhà cho thuê hoặc công ty, doanh nghiệp nhỏ có thể tăng thêm số lượng từ 2 đến 3 hầm. Tuy nhiên cần phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong thi công xây dựng và cả quá trình đưa vào sử dụng sau này.
Thiết kế độ dốc hầm an toàn
Theo quy định, độ dốc hầm không được vượt quá 20% so với chiều sâu của hầm. Độ dốc hầm khuyến cáo cho những thiết kế nhà phố là từ 20 đến 25%, tức là cứ đi 1m thì nên hạ thấp hầm xuống khoảng 20 đến 25cm. Tùy trường hợp cụ thể để gia chủ và đơn vị thi công tính toán độ dốc hầm cho khoa học nhất, đảm bảo độ dốc vừa phải.
Chú trọng hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước của hầm cực kỳ quan trọng, vì nếu tính toán sai lệch sẽ khiến hầm có nguy cơ rất cao bị ngập nước, ùn ứ, không tiêu thoát được nước vào những ngày mưa lớn gây ảnh hưởng đến độ bền của hầm. Để hầm được thoát nước tốt nhất bạn có thể thiết kế thêm rãnh âm, thiết kế máy bơm nước ở lỗ ga để bơm nước ngược ra đường lớn để hạn chế tối đa nguy cơ hầm bị ngập.
Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, chất lượng
Xây dựng tầng hầm đòi hỏi đội ngũ thi công phải có kinh nghiệm và kỹ thuật cao. Vì vậy gia chủ nên tìm hiểu và lựa chọn những đơn vị thi công, thầu xây dựng uy tín, làm việc chuyên nghiệp để công trình có độ bền, tính thẩm mỹ cao, không mắc lỗi kỹ thuật hoặc rủi ro trong quá trình thi công, sử dụng. Đồng thời đảm bảo được tiến độ bàn giao công trình, có nhiều chính sách bảo hành và sửa chữa đi kèm.
Xây dựng tầng hầm chính là giải pháp hoàn hảo để tăng thêm không gian sử dụng cho ngôi nhà. Saigon Central là đơn vị thi công xây dựng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà phố có tầng hầm. Liên hệ với Saigon Central để được tư vấn trực tiếp các thông tin liên quan đến việc xây dựng nhà có tầng hầm.
Ngoài ra, để có thể phục vụ được cho quý khách hàng tốt nhất, Xây dựng Saigon Central cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến xây nhà trọn gói, hoặc nếu bạn muốn tự mình hoàn thiện thì hãy tham khảo dịch vụ xây nhà phần thô của chúng tôi. Và hơn nữa, dịch vụ sửa nhà trọn gói của Saigon Central cũng luôn là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay, nếu bạn muốn chỉnh trang lại ngôi nhà mơ ước của mình.
Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng Saigon Central
Hotline : 0903.005.545
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Có nên xây nhà chống động đất ở Việt Nam
Có nên xây nhà chống động đất ở Việt Nam? Những trận động đất không chỉ là những sự kiện...
Kinh nghiệm tự mua vật liệu khi xây dựng nhà.
Khi bắt đầu xây dựng ngôi nhà của mình, việc lựa chọn và mua sắm vật liệu xây dựng rất...
Các phương pháp cần chú ý nhằm giảm nứt tường.
Các phương pháp cần chú ý nhằm giảm nứt tường. Nếu bạn đang lên kế hoạch xây dựng một ngôi...
Ép cọc thế nào là phù hợp.
Ép cọc là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong quá trình xây dựng các công trình, từ...
Cách xử lý khi xây nhà trên nền đất yếu.
Cách xử lý khi xây nhà trên nền đất yếu. Công ty xây nhà giá rẻ Saigon Central sẽ giúp...
Kinh nghiệm khi xây dựng phần thô từ A-Z.
Kinh nghiệm xây dựng phần thô nhà ở là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình xây dựng ngôi...
Kinh nghiệm xây nhà trọn gói từ A-Z
Xây dựng ngôi nhà là việc lớn trong cuộc đời của mỗi gia đình. Để đảm bảo chất lượng công...
Xây nhà 2 tầng có cần ép cọc không
Xây nhà là một trong những công việc quan trọng và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên,...
Có nên vay tiền để xây nhà an cư
Xây nhà là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Tuy nhiên, chi...